lá rơi

tiêu đề

TRUNG TÂM GIỐNG HÀ TĨNH - 0977006968 CHUYÊN CUNG CẤP GIỐNG BỒ CÂU PHÁP, GIỐNG GÀ, GIỐNG VỊT, NGAN, NGỖNG...TRUNG TÂM ĐÃ LẬP CÔNG TY RIÊNG CHUYÊN BAO TIÊU SÃN PHẨM BỒ CÂU PHÁP

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018

quy trình nuôi gà thã vườn mới nhất hiện nay - bồ câu hà tĩnh - 0977006968


Quy trình nuôi gà th vườn
1.Chuẩn bị điều kiện nuôi:
Trước khi đem gà về nuôi cần chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện vật chất kỹ thuật như:
– Chuồng nuôi, rèm che, cót quây, chụp sưởi ấm, máng ăn, máng uống. Tất cả phải được khử trùng trước khi sử dụng từ 5-7 ngày.
– Chuẩn bị đầy đủ thức ăn, thuốc thú y cần thiết cho đàn gà.
– Chuồng nuôi đảm bảo thoáng mát mùa hè, kín ấm vào mùa đông.
– Nền chuồng thiết kế đúng kỹ thuật, cao ráo, thoát nước.
– Chất độn chuồng: Trấu, dăm bào sạch, dày 5cm -10 cm được phun sát trùng khi sử dụng.
– Đảm bảo lưu thông không khí trong chuồng nuôi.

a. Chuồng trại:
Chọn khu đất cao ráo, thoáng mát để cất chuồng gà. Nên cất chuồng theo hướng Đông hoặc Đông Nam để hứng được nắng sáng và tránh được nắng chiều.
Nếu nuôi nhốt hoàn toàn, chú ý mật độ nuôi thích hợp (8 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên sàn, 10 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên nền).
Nếu nuôi gà thả vườn,chuồng là nơi để tránh mưa nắng và ngủ đêm, mật độ vườn thả gà đủ là ít nhất 1 con/m2.
Mặt trước cửa chuồng hướng về phía đông nam. Sàn chuồng làm bằng lưới hoặc tre thưa cách mặt đất 0,5 m để thông thoáng, khô ráo, dễ dọn vệ sinh.
Rào chắn xung quanh vườn bằng lưới B40, lưới nilon, tre gỗ… tùy điều kiện nuôi của từng hộ. Ban ngày khô ráo thả gà ra sân, vườn chơi, buổi tối cho gà về chuồng.
b. Lồng úm gà con:
– Kích thước 2m x 1 m cao chân 0,5 m đủ nuôi cho 100 con gà.
– Sưởi ấm cho gà bằng đèn (hai bóng 75 W dùng cho 100 con gà).
c. Máng ăn:
– Khi gà còn nhỏ (1-3 ngày tuổi) rải cám tấm trên giấy lót trong lồng úm cho gà ăn.
– Khi gà 4-14 ngày tuổi cho gà ăn bằng máng ăn cho gà con.
– Trên 15 ngày cho gà ăn máng treo.
d. Máng uống:
Đặt hoặc treo xen kẻ các máng uống với máng ăn trong vườn. Thay nước sạch cho gà 2-3 lần/ngày.
e. Bể tắm cát, máng cát sỏi cho gà:
Gà rất thích tắm cát.
Đối gà nuôi chăn thả phải xây bể chứa cát, tro bếp và diêm sinh cho gà tắm. Kích thước bể dài 2 m, rộng 1 m, cao 0,3 m cho 40 gà.
Đặt một số máng cát, sỏi hoặc đá nhỏ xung quanh nơi chăn thả để gà ăn, giúp gà tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
f. Dàn đậu cho gà:
Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ẩm cho đôi chân, tránh nhiễm bệnh. Do đó nên tạo một số dàn đậu cho gà ngủ trong chuồng.
Dàn đậu làm bằng tre, gỗ (không nên làm bằng cây tròn vì trơn gà khó đậu). Dàn cách nền chuồng khoảng 0,5 m, cách nhau 0,3-0,4 m để gà khỏi đụng vào nhau, mổ nhau và ỉa phân lên nhau.
Làm ổ đẻ cho gà để nơi tối. Một ổ đẻ cho 5-10 con gà mái.
Vườn chăn thả: 1 m2/1 gà.
2. Chọn giống:
– Nuôi thịt: Chọn giống gà Tàu vàng, gà Đông Tảo, gà Nòi, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng…..
– Nuôi gà lấy trứng thương phẩm: Chọn những giống gà đẻ nhiều như gà Tàu Vàng, gà Tam Hoàng, gà BT1, gà Ri….
Chọn giống gà con:
– Chọn gà con càng đồng đều về trọng lượng càng tốt.
– Chọn những con nhanh, mắt sáng,lông bông, bụng gọn, chân mập.
– Tránh chọn những con gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn.
Chọn gà đẻ tốt:
– Chọn con có trọng lượng không quá thấp, không quá mập, lúc 20 tuần tuổi đạt 1,6-1,7 kg thì rất tốt.
– Đầu nhỏ, mỏ ngắn đều, mồng tích to, đỏ tươi.
– Mắt sáng,lông mượt xếp sát vào thân, bụng phát triển mềm mại.
– Hậu môn rộng màu hồng tươi và ẩm ướt.
– Khoảng cách giữa xương chậu và xương ức rộng độ 3-4 ngón tay, giữa hai xương chậu rộng gần 2-3 ngón tay xếp lại.
3. Chăm sóc nuôi dưỡng:
Nên vận chuyển gà con vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh những ngày mưa bão hay áp thấp nhiệt đới. Đưa gà vào chuồng úm, cho gà uống nước pha Electrotyle hoặc Vitamine C, chỉ cho gà ăn tấm nấu hoặc tấm, bắp nhuyễn ngâm sau khi gà nở ít nhất là 12 giờ, tiếp tục cho ăn uống như thế đến 2 ngày.Sang ngày thứ 3 thì pha với lượng tăng dần thức ăn công nghiệp hoặc tự trộn phụ phế phẩm.
Trộn thuốc cầu trùng vào trong thức ăn cho gà từ ngày thứ 7 trở đi, dùng Rigecoccin 1 gr/10 kg thức ăn (hoặc dùng Sulfamid trộn tỷ lệ 5%).Thay giấy lót đáy chuồng và dọn phân mỗi ngày sạch sẽ.
Rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ, quan sát tình trạng ăn uống đi đứng của gà, nếu thấy con nào buồn bã, ủ rủ cần cách ly ngay để theo dõi.
Dùng bóng đèn tròn 75W úm cho 1m2 chuồng có che chắn để giữ nhiệt, tùy theo thời tiết mà tăng giảm lượng nhiệt bằng cách nâng hoặc hạ độ cao của bóng đèn.
Quan sát thấy nếu gà nằm tụ quanh bóng đèn là gà bị lạnh, tản xa bóng đèn là nóng, nằm tụ ở góc chuồng là bị gió lùa và gà đi lại ăn uống tự do là nhiệt độ thích hợp.Thắp sáng suốt đêm cho gà trong giai đoạn úm để phòng chuột, mèo và để gà ăn nhiều thức ăn hơn.
Thường xuyên quan sát biểu hiện của đàn gà để kịp xử lý những bất thường xảy ra. Khi thời tiết thay đổi nên cho gà uống nước pha Electrolyte hoặc Vitamine C.
Do tập tính của gà thường uống nước cùng lúc với ăn, nên đặt máng ăn và máng uống cạnh nhau để gà được uống nước đầy đủ mà không uống nước dơ bẩn trong vườn.
Nếu là gà nuôi thịt thì không cần cắt mỏ. Đối với gà đẻ để giảm hiện tượng cắn mổ nhau thì nên cắt mỏ (chỉ cắt phần sừng của mỏ) vào tuần 6-7.
Chú ý: Không nuôi nhiều cở gà trong 1 chuồng, trước khi nuôi đợt mới cần phải sát trùng toàn bộ chuồng trại, dụng cụ.
4.Thức ăn cho gà:
Gà là một trong số con vật nhạy cảm, nên tuyệt đối không cho gà ăn thức ăn bị ôi mốc, nhiễm nấm, thối rửa.
Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng các phụ phế phẩm công nông nghiệp, sao cho đảm bảo các thành phần: Năng lượng, đạm, khoáng và vitamine. Khống chế lượng thức ăn và đảm bảo chất lượng thức ăn đối với gà hậu bị để gà không bị mập mỡ làm giảm sản lượng trứng.
Đối với gà thả vườn thì vấn đề khoáng và vitamine không quan trọng bằng gà nuôi nhốt, vì chúng sẽ tự tìm kiếm theo nhu cầu của cơ thể.
Sau giai đoạn úm có thể cho gà ăn thêm rau xanh. Nên nuôi thêm trùn đất và giòi là nguồn cung cấp đạm dồi dào cho gà.
– Ngày đầu tiên chỉ cho gà uống nước, ăn tấm hoặc bắp nhuyễn. Thức ăn mỗi lần rải một ít để thức ăn luôn thơm ngon kích thích tính thèm ăn của gà.
– Những ngày kế tiếp tập dần cho gà ăn sang thức ăn công nghiệp. Cho gà ăn nhiều bữa trong ngày, ăn tự do.
Nếu sử dụng máng treo để cho gà phải thường xuyên theo dõi điều chỉnh độ cao của máng để gà ăn một cách thoải mái và tránh rơi vãi thức ăn.
– Nước uống phải sạch và đầy đủ cho gà uống, gà sống lâu hơn nếu thiếu thức ăn hơn thiếu nước.
5. Vệ sinh phòng bệnh:
Vệ sinh phòng bệnh là vấn đề là công tác chủ yếu, đảm bảo “Ăn sạch, ở sạch, uống sạch”. Nên chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù nước đọng trong khu vườn thả.
Áp dụng nghiêm ngặt lịch phòng vaccine tuỳ theo từng địa phương. Ngoài ra, dùng kháng sinh phòng một số bệnh do vi trùng, đặc biệt đối với gà thả nền thì cần phải phòng bệnh cầu trùng khi cho xuống nền và thả vườn.
a. Những nguyên nhân gây bệnh
– Gia súc non, gia súc bị suy yếu, giống mẫn cảm với bệnh.
– Môi trường sống:
+ Thức ăn không cân bằng dinh dưỡng dễ làm con vật mắc bệnh.
+ Nước uống phải sạch.
+ Không khí, nhiệt độ ….
b. Sức đề kháng của cơ thể gia súc:
– Mỗi con vật đều có một hàng rào cơ học để tự bảo vệ cơ thể.
– Sức đề kháng do con người tạo bằng cách tiêm các loại vaccin phòng bệnh (sức đề kháng chủ động).
c. Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh:
Vệ sinh phòng bệnh:
– Thức ăn tốt.
– Nước sạch.
– Con giống có khả năng chống đỡ với bệnh tật cao.
– Chuồng nuôi sạch.
– Quanh chuồng nuôi phải phát quang.
– Thực hiện tốt qui trình thú y về vệ sinh phòng bệnh.
Phòng bằng Vaccine:
Lưu ý khi dùng vaccine phòng bệnh:
– Chỉ dùng khi đàn gia cầm khỏe.
– Lắc kỹ vaccine trước và trong khi dùng.
– Vaccine mở ra chỉ sử dụng trong ngày, dư phải hủy bỏ.
Dùng vitamin để tăng bồi dưỡng cho gia cầm.
Phòng bằng thuốc:
– Bệnh ở đường tiêu hóa: Oxyteracilin, chloramphenicol…
– Bệnh đường hô hấp: Tylosin, Tiamulin,…
Không dùng một loại kháng sinh liên tiếp trong các liệu trình. Mỗi liệu trình phòng bệnh khoảng 3-4 ngày là đủ
Lịch tiêm phòng cho gà thả vườn. Cách phòng bệnh cho đàn gà thả vườn
Tiêm phòng cho  là biện pháp tối ưu nhất để giảm thiểu thiệt hại trong quá trình chăn nuôi. Để đảm bảo đàn gà của gia đình, đặc biệt là gà thả vườn, luôn có sức khỏe tốt, trong quá trình chăn nuôi bạn cần tuân thủ lịch tiêm phòng cho gà và các biện pháp để phòng bệnh cho đàn gà dưới đây
Lịch tiêm phòng cho gà thả vườn và nuôi nhốt
Đối với gà con mới sinh được 1 ngày tuổi, nên cho tiêm vaccine Marerk
Khi được 3 ngày tuổi cho tiêm Newcastle chủng F hệ 2 lần 1 (nhỏ mắt/mũi)
Đến 7 ngày tuổi tiêm chủng đậu (tiêm dưới da vùng cánh)
Khi gà con được 10 ngày tuổi cho tiêm Gumboro lần 1 (nhỏ, uống, tiêm dưới da)
Gà được 15 ngày tuổi tiêm vaccine cúm gia cầm
Gà được 21 ngày tuổi tiêm mũi Newcastle lần 2 (uống hoặc trộn vào thức ăn)
24 ngày tuổi cho nhắc lại mũi Gumboro lần 2 (nhỏ mắt, hoặc uống, tiêm dưới da)
30 ngày tuổi thì cho tiêm vaccine IB (phun hoặc uống)
45 ngày tuổi tiêm mũi Tụ huyết trùng (tiêm dưới cổ/trong đùi)
60 ngày tuổi tiêm mũi Newcastle chủng M hệ 1 (tiêm dưới cổ/trong đùi)
Sau đó khi gà được 4 – 6 tháng tuổi thì tiêm nhắc lại Newcastle, cúm gia cầm và tụ huyết trùng
Lưu ý: Trước khi tiêm ngừa vaccine cho gà các bạn phải chắc chắn rằng gà chưa nhiễm bệnh gì thì thuốc mới có tác dụng. Khi đã mắc bệnh rồi thì không tiêm vaccine nữa mà phải dùng thuốc để điều trị.
Liều vaccine dùng xong nếu thừa không được dùng lại và cũng không được vứt bỏ xuống ao, hồ, sông, suối, thay vào đó có thể thủ tiêu bằng cách đốt.
Nước pha với vaccine phải đảm bảo là nước sạch, nếu có thể thì nên mua luôn ở tiệm thú y cho đảm bảo chất lượng.
Phải giữ vaccine ở nhiệt độ lạnh vì vaccine rất dễ biến chất nếu không được bảo quản tốt.
Cách sử dụng vaccine cho gà
·           Sau khi pha 1 chai vaccine liều dùng cho khoảng 100 con.
·           Đối với thuốc nhỏ (mắt hoặc mũi) thì chỉ nên nhỏ từ 1 – 2 giọt.
·           Đối với tiêm: tiêm dưới cánh thì nên mua sẵn dụng cụ tiêm chuyên dùng cho tiêm cánh tại tiệm thú y. Trước khi tiêm dưới da cánh phải nhúng kim vào chai thuốc.

Mỗi loại vaccine có liều dùng và cách sử dụng khác nhau, vì vậy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú ý trước khi dùng cho đàn gà.
Trung Tâm Gà Giống Hà Tĩnh
TRUNG TÂM GIỐNG GÀ ANH DUNG (HÀ TĨNH), THÔN ĐÔNG TIẾN( XÓM 8 ), XÃ KỲ BẮC, HUYỆN KỲ ANH, TĨNH HÀ TĨNH
ĐTDĐ: 097 700 6968 – 0988 800 153

Tài khoãn: 3713205028072 Trần Anh ,Ngân Hàng AGribank,Chi Nhánh bắc kỳ anh, Hà Tĩnh
SCMND: 183405774 Cấp Ngày : 30/07/2014
Facebook: https://www.facebook.com/ht.anhtran
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCAbB4gqgSJ1sWB43RmwbU5w
trang trại gà giống chúng tôi có vị trí giao thông thuận tiện cho việc mua bán vận chuyển giống gia cầm và thuỷ cầm, hiện tại chúng tôi đang sản xuất các giống ga như: Gà Ai Cập, gà lai Chọi, gà lai Hồ, gà Mía lai, gà Sao, gà ta, gà ta lai, gà ta thuần... và nhiều giống gia cầm, thuỷ cầm khác. Hoàn toàn đủ đáp đáp ứng con giống phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi của các trang trại hoặc các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ trên địa bàn tĩnh hà tĩnh và  cả nước.
Trung tâm Giống gia cầm và thủy cầm chúng tôi đã có rất nhiều năm kinh nghiệm sản xuất tạo ra các nguồn giống chất lượng cao hàng đầu cả nước được nhiều bà con chăn nuôi trên toàn quốc đánh giá cao
Với diện tích chăn thả rộng hơn 2 ha gồm nhiều chuồng trại, từ chuồng kín đến chuồng hở, gồm nhiều mô hình đa dạng và phong phú, có đủ các loại giống gia cầm thủy cầm đã được chọn lọc và nuôi dưỡng cho ra đời các loại giống gia cầm thủy cầm chất lượng cao.
trung tâm chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác chia sẻ kinh nghiêm kỹ thuật chăn nuôi gia cầm thủy cầm với bà con chăn nuôi ở hà tĩnh và trên cả nước.
chúng tôi cam kết giống gia cầm và thủy cầm uy tín và chất lượng, giá cả cạnh tranh, giao hàng tận nơi,cung cấp số lượng lớn


Một số giống gà,vịt, ngan nội địa được trung tâm chúng tôi cung cấp như sau
1. Gà ri
2. Gà Đông Tảo
3. Gà Hồ
4. Gà mía
5.Gà tàu vàng
6. Gà ác 
7.Gà tre
8. Gà nòi
 9.gà đông tảo
10. gà lương phượng
11. gà sao
12. gà ta lai
13. ngan pháp
14. vịt trời
15. vịt siêu đẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét